Thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi và tiến triển khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, lối sống, và mức độ vận động của mỗi người. “Thoái hóa khớp có chữa được không?” câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu mỗi khi thăm khám sức khoẻ. Cùng phòng khám Thành Đô tìm hiểu bạn nhé
Tìm hiểu thoái hoá khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn khớp và các cấu trúc xung quanh. Khi sụn này bị thoái hóa, nó sẽ mỏng dần, dẫn đến việc các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, gây đau đớn và giảm khả năng vận động.
Quá trình thoái hóa khớp thường diễn ra từ từ và có thể kéo dài nhiều năm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau khớp, cứng khớp, giảm khả năng vận động, và sưng khớp. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các khớp chịu lực nhiều như khớp gối, hông, cột sống, và bàn tay.
Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng các yếu tố khác như chấn thương, thừa cân, di truyền, hoặc các hoạt động gây áp lực liên tục lên khớp cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thoái hóa khớp có chữa được không?
Thoái hóa khớp, giống như nhiều quá trình lão hóa tự nhiên khác, xảy ra do sự thoái hóa của cơ thể theo thời gian. Khi bạn trở nên có tuổi thì cơ thể sẽ trở nên lão hoá, dẫn tới các chức năng xương khớp càng ngày càng suy giảm, lâu ngày các sụn khớp sẽ bị tổn thương do thường xuyên ma sát với nhau.
Ngoài ra, một số yếu tố như chấn thương, chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, hay công việc nặng nhọc cũng có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Điều trị hiện nay chủ yếu nhằm làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, tác động của thoái hóa khớp đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống sẽ được giảm thiểu. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp, nguy cơ tàn phế, và các hội chứng chèn ép thần kinh và tủy sống.
Thoái hóa khớp có chữa được không? Các biện pháp giảm đau hiệu quả
Dù biết rằng thoái hóa khớp không thể chữa trị triệt để, người bệnh vẫn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm nhanh cơn đau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticoid thường được bác sĩ chỉ định để giảm đau nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa. Do đó, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
- Chườm nóng: Nhiệt có thể giảm cơn đau mãn tính và giúp thư giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, từ đó làm dịu các khớp bị cứng.
- Massage, xoa bóp: Xoa bóp thường xuyên có thể giúp giảm đau, cải thiện cử động khớp, và tăng mức serotonin, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng người bệnh.
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau khớp. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để tránh cứng khớp.
Phương pháp giảm thiểu triệu chứng thoái hóa khớp
Để giảm thiểu cơn đau và các triệu chứng thoái hóa khớp một cách lâu dài, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập phù hợp cho người bị thoái hóa khớp bao gồm đi bộ, đạp xe, và yoga. Chúng sẽ gi
úp tăng lưu lượng máu lưu thông, khí huyết được điều hoà, cơ thể nhẹ nhàng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin D, omega-3 từ cá tươi và các dưỡng chất khác là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Bổ sung thêm canxi, vitamin E, và K có thể giúp hệ xương khớp phục hồi từ bên trong.
Chăm sóc và duy trì sức khỏe xương khớp là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ các phương pháp điều trị khoa học.
Có thể tham khảo thêm
- Gãy Cổ Xương Đùi: Những Yếu Tố Nguy Cơ và Cách Phòng Ngừa
- Hiểu Về Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp – Nguy Cơ, Triệu Chứng
- Viêm Cột Sống Dính Khớp: Bệnh Lý Nguy Hiểm Tiềm Ẩn
- Rủi Ro Nhiễm Trùng Sau Phẫu Thuật và Cách Xử Lý