Thay đĩa đệm cột sống là phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không còn hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tổn thương đĩa đệm. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về phẫu thuật thay đĩa đệm, hãy cùng phòng khám Thành Đô chúng tôi tìm hiểu nhé.
Khi nào cần thay đĩa đệm cột sống?
Cột sống đóng vai trò như một chiếc áo giáp nâng đỡ cơ thể, và đĩa đệm giúp duy trì khoảng cách giữa các đốt sống, làm cho cột sống linh hoạt hơn. Khi đĩa đệm không còn thực hiện được chức năng này, phẫu thuật thay đĩa đệm là cần thiết. Thay thế đĩa đệm hư hại sẽ giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Đau đớn do tổn thương đĩa đệm: Khi đĩa đệm bị thoái hóa, rách nứt hoặc thoát vị, có thể gây ra các cơn đau dữ dội ở lưng, lan sang các vùng khác liên quan.
- Các biện pháp khác không hiệu quả: Nếu bạn đã thử các phương pháp điều trị như thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, tiêm steroid mà không cải thiện triệu chứng, phẫu thuật thay đĩa đệm có thể là lựa chọn tiếp theo.
Quy trình phẫu thuật thay đĩa đệm
- Chuẩn bị trước phẫu thuật: Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm các bệnh lý nền, thuốc đang sử dụng. Thực hiện các xét nghiệm như x-quang, MRI, CT để có thể biết được tình trạng bệnh.
- Gây mê: Cần phải đảm bảo bệnh nhân được gây mê toàn bộ tránh những trường hợp nguy hiểm khác.
- Tiến hành phẫu thuật: Bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở lưng, sau đó tiếp cận đĩa đệm bị tổn thương. Phần đĩa đệm hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo làm từ kim loại, nhựa hoặc kết hợp cả hai.
- Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ bên hông và di chuyển các cơ quan nội tạng để tiếp cận đĩa đệm.
- Thay đĩa đệm nhân tạo vào phần đã bị thoái hoá, hư hỏng.
- Khâu lại vết thương, đưa các bộ phận khác về chỗ cũ.
- Kết thúc phẫu thuật: Vết mổ được khâu lại và người bệnh được theo dõi tại bệnh viện trong vài ngày.
Quá trình này giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi chức năng cột sống, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Loại đĩa đệm nhân tạo và kỹ thuật thay đĩa đệm
Việc thay đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm. Không phải mọi trường hợp đau lưng đều cần thay đĩa đệm. Thông thường những trường hợp sau sẽ phải thay đĩa đệm nhân tạo:
- Đau ở phía dưới cột sống lưng do hư hỏng 1-2 đĩa đệm.
- Đau lưng không do bệnh lý của khớp và không bị chèn ép dây thần kinh.
- Không bị thừa cân và không do cột sống bị lệch.
Có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm. Vật liệu thay thế có thể là kim loại hoặc nhựa phù hợp, giúp cột sống linh hoạt và giảm chấn động.
Đĩa đệm nhân tạo thay được chia thành 2 loại:
- Thay thế toàn bộ: Toàn bộ đĩa đệm bị loại bỏ và thay bằng đĩa đệm nhân tạo.
- Thay thế một phần: Thay bộ đĩa đệm một phẩn, ngoài ra giữ nguyên.
Lợi ích và biến chứng khi thay đĩa đệm cột sống
- Giảm đau: Phẫu thuật thay đĩa đệm có thể giúp giảm đau đáng kể, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Tăng cường vận động: Sự vận động là điều kiện tiên quyết để cơ thể có thể hoạt động bình thường sau phẫu thuật.
- Phục hồi chức năng: Phẫu thuật giúp phục hồi chức năng của cột sống và các cơ xung quanh.
Biến chứng có thể xảy ra
Biến chững của việc thay đĩa đệm cột sống thông thường cũng có nguy cơ cao.
- Nhiễm trùng và chảy máu: Đây có thể là loại thường xuyên gặp nhất sau khi phẫu thuật, bạn cần phải để ý để có thể báo ngay cho bác sĩ.
- Tổn thương thần kinh: Có thể xảy ra biến chứng tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê liệt hoặc yếu cơ.
- Lỏng đĩa đệm nhân tạo: Đĩa đệm nhân tạo có thể bị lỏng sau một thời gian sử dụng, cần phải phẫu thuật lại
Những lưu ý cần thiết sau thay đĩa đệm cột sống
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cần dành thời gian nghỉ ngơi trong vài tuần sau phẫu thuật để cơ thể phục hồi.
- Tránh vận động mạnh: Tránh các hoạt động nặng nhọc, tập thể dục cường độ cao trong thời gian đầu.
- Uống thuốc theo chỉ định: Sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ: Đi khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng hồi phục và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.
- Vật lý trị liệu: Tham gia các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện linh hoạt cột sống và hỗ trợ quá trình phục hồi. Nên bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng và tăng dần cường độ theo thời gian.
- Tránh các hoạt động có hại: Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên cột sống như nâng vật nặng, cúi gập người, hoặc xoay người đột ngột. Tránh các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, và tennis. Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia.
Có thể tham khảo thêm
- Thay Khớp Gối Cho Người Cao Tuổi – Nâng Cao Cuộc Sống
- Hiểu Về Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp – Nguy Cơ, Triệu Chứng
- Viêm Cột Sống Dính Khớp: Bệnh Lý Nguy Hiểm Tiềm Ẩn
- Tăng huyết áp ở người cao tuổi: “Kẻ giết người thầm lặng”