Loãng xương là một căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Mặc dù tiến triển từ từ, loãng xương để lại những hậu quả nghiêm trọng như nứt xương, lún đốt sống và gãy xương. Cùng phòng khám Thành Đô tìm hiểu bạn nhé.
Bệnh loãng xương là gì?
Cấu trúc xương bao gồm canxi, protein và collagen, tất cả tạo nên một khối vững chắc giúp xương cứng khỏe. Đánh giá chất lượng xương dựa vào các thông số cấu trúc, tính chất cơ bản, tốc độ chuyển hóa, độ khoáng hóa và mức độ tổn thương tích lũy của xương.
Loãng xương là tình trạng giảm protein và lượng canxi dẫn đến giảm khối lượng xương trên một đơn vị thể tích, từ đó suy giảm cấu trúc bộ xương.
Những đối tượng có thể mắc bệnh loãng xương
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người trẻ tuổi mắc bệnh này do:
- Giới tính: Phụ nữ dễ bị hơn do nồng độ estrogen thấp, kinh nguyệt không đều hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh.
- Ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất, thường xuyên ngồi văn phòng..
- Thói quen xấu: Sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá, cà phê.
Một số triệu chứng thường gặp
Đau nhức xương, mỏi dọc các phần xương dài.
Cảm giác ớn lạnh, chuột rút, tê chân tay.
Đau thắt ngang cột sống, co cơ, cứng khớp.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như gãy xương, biến dạng cơ thể, mất khả năng vận động.
Chẩn đoán bệnh loãng xương
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách:
- Hỏi về tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm cả tiền sử gia đình mắc bện
- Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao và xem có dấu hiệu gù lưng hay không.
- Xét nghiệm mật độ xương: Xét nghiệm này đo mật độ xương của bạn và có thể giúp chẩn đoán bệnh và đánh giá nguy cơ gãy xương.
Mức độ nguy hiểm của loãng xương
Loãng xương được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Mức độ bệnh càng nặng, nguy cơ gãy xương càng cao.
- Vị trí xương bị loãng: Gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở hông, cột sống và cổ tay.
- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ gãy xương do bệnh cao hơn do mật độ xương của họ thường thấp hơn.
- Sức khỏe tổng thể: Những người có các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hoặc suy thận có nguy cơ gãy xương do loãng xương cao hơn.
Khoảng 20% người mắc bệnh bị gãy xương dẫn đến tử vong, và 50% bị tàn tật vĩnh viễn. Các biến chứng khác bao gồm biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống, biến chứng tim mạch, viêm phổi và tắc mạch chi.
Phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương
Chế độ ăn uống khoa học
Cần bổ sung đầy đủ canxi, khoáng chất và vitamin D qua các thực phẩm như cua, cá, sữa, tôm, cá hồi, lòng đỏ trứng, hàu, dầu gan cá tuyết và rau xanh.
Chế độ tập luyện
Tăng cường hệ tim mạch và hô hấp. Tránh hút thuốc lá và sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Khám sức khỏe định kỳ
Người trung niên hoặc từng bị gãy xương nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng loãng xương và có phương pháp điều trị kịp thời.
Phòng tránh té ngã
Người mắc bệnh loãng xương nên cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày để tránh té ngã.
Việc nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh loãng xương kịp thời.
Có thể tham khảo thêm
- Ghép Sụn Khớp Gối Nhân Tạo: Giải Pháp Cho Khớp Gối Hư Tổn
- Hiểu Về Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp – Nguy Cơ, Triệu Chứng
- Viêm Cột Sống Dính Khớp: Bệnh Lý Nguy Hiểm Tiềm Ẩn
- Thay Khớp Gối Cho Người Cao Tuổi – Nâng Cao Cuộc Sống