Ghép sụn khớp gối nhân tạo

Ghép Sụn Khớp Gối Nhân Tạo: Giải Pháp Cho Khớp Gối Hư Tổn

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp, lớp mô cao su bao phủ các đầu xương, bắt đầu bị hư hỏng và phân hủy. Sụn khớp giúp xương trượt qua nhau một cách êm ái mà không gây đau. Khi sụn mòn đi, các xương trong khớp bắt đầu cọ xát vào nhau, gây ra đau đớn, cứng khớp và sưng tấy, dẫn đến tình trạng hư xương và lệch trục. Cùng phòng khám Thành Đô tìm hiểu phương pháp tiên tiến ghép sụn khớp gối nhân tạo bạn nhé.

Ghép sụn khớp gối nhân tạo là gì?

Ghép sụn khớp gối nhân tạo là gì?
Ghép sụn khớp gối nhân tạo là gì?

Phương pháp này giúp khôi phục chức năng của khớp và giảm đau đáng kể. Những lợi ích khi thay sụn bao gồm giảm đau hiệu quả, tăng cường chức năng vận động và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.

Có thể mổ ghép sụn khớp gối nhân tạo không?

Câu trả lời là có. Sụn khớp là lớp mô màu trắng bao phủ các đầu xương, có tính chất dai và khả năng phục hồi, giúp khớp vận hành êm ái và giảm xóc khi chịu lực cao. Tuy nhiên, số lượng tế bào sụn trong mô thực sự rất nhỏ và không thể tự sinh sản hay tái tạo. Do đó, ghép sụn gối là cần thiết và quan trọng đối với người bị hư sụn và mài mòn sụn.

Ghép sụn khớp nhân tạo bắt đầu như thế nào?

Khi khớp gối bị tổn thương, các phương pháp điều trị thích hợp sẽ được khuyến cáo. Trong nhiều trường hợp, dù tổn thương không quá nặng nhưng thuốc không thể đáp ứng được, phẫu thuật ghép sụn khớp gối được bác sĩ chỉ định.

Ghép sụn tự thân

Sụn được ghép vào khớp gối thường được lấy từ các vị trí không chịu lực nhiều như sụn tai hay sụn ở cuối xương sườn. Việc sử dụng sụn của chính bệnh nhân giúp đảm bảo không xảy ra tình trạng thải ghép.

Ghép sụn từ người khác

Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp tổn thương sụn khớp lớn hơn. Sụn khớp sẽ được ghép từ tế bào sụn khỏe mạnh của người khác, thường là từ người hiến tặng sau khi qua đời. Quá trình này cần theo dõi sát sao để tránh thải ghép không mong muốn.

Cách ghép sụn khớp gối nhân tạo bằng cách nuôi cấy tế bào

Tế bào sụn được nuôi cấy bên ngoài cơ thể, sau đó ghép vào vùng tổn thương khi đã phát triển đủ. Có 2 giai đoạn đối với phương pháp này:

  • Nuôi cấy tế bào sụn: Tế bào sụn ban đầu được lấy từ một mảnh sụn nhỏ ở một người khỏe mạnh và ít chịu lực. Sau đó tế bào sẽ phát triển trong môi trường hoàn cảnh thích hợp.
  • Ghép sụn nuôi cấy vào khớp tổn thương: Trải qua 3-5 tuần sau khi tế bào đã phát triền. Tế bào đã phát triển ta có thể tham gia cấy ghép.

Hiệu quả sau phẫu thuật ghép sụn

Hiệu quả sau phẫu thuật ghép sụn
Hiệu quả sau phẫu thuật ghép sụn

Sau khi hoàn thành ghép sụn, khớp gối sẽ được tái tạo lại và hoạt động trở lại như bình thường. Sụn mới thay thế sụn bị hư hỏng, giúp giảm xóc và giảm ma sát khi di chuyển, giúp khớp gối linh hoạt hơn. Sụn khớp gối được tái tạo như một giá đỡ, gắn kết các đầu xương lại với nhau, giúp hoạt động trơn tru và tốt nhất.

Ghép Sụn Khớp Gối Nhân Tạo và chăm sóc sau mổ

Chăm sóc sau phẫu thuật là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của ca mổ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần ổn định tinh thần và giữ tâm trạng thoải mái. Khoảng ngày thứ 2 sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể bắt đầu tập đi lại nhẹ nhàng. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật khá là ngắn bởi vì ca phẫu thuật không khó.

Sinh Hoạt Và Làm Việc Sau Mổ

Sau khi ghép sụn, bệnh nhân cần chịu lực từ từ và không chịu lực nặng.Nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu việc đi lại trở nên khó khăn. Việc tập đi nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Đối với công việc, những công việc nhẹ nhàng như văn phòng không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, không nên giữ một tư thế quá lâu. Một số điều cần tuân thủ sau khi ghép sụn bao gồm sử dụng nạng đi lại cho đến 4-6 tuần, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi đạp xe nhẹ, sau từ 3-6 tháng có thể đi lại hoạt động một cách bình thường. Các môn thể thao nặng hơn như chạy bộ hay bóng chuyền nên được thực hiện sau ít nhất 2 tháng và tùy theo mức độ hồi phục của bệnh nhân.

Có thể tham khảo thêm